Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

          Linh Thông là xã nằm ở phía bắc huyện Định Hóa. Xã có địa giới phía tây bắc tiếp giáp 2 xã Yên Nhuận và Yên Mỹ (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), phía đông bắc giáp xã Mai Lạp (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), phía đông nam giáp xã Lam Yỹ, phía tây nam giáp xã Quy Kỳ. Đến năm 2020 sau sát nhập xã còn có 09 xóm: Xóm Bản Mới, Nà Chát, Bản Chang, Nà Chú, Linh Sơn, Nà Mỵ, Cốc Móc, Tân Vàng và xóm Bản Vèn, xã có diện tích tự nhiên là 2.802,2ha.

          Địa danh, địa giới hành chính và dân cư ở xã Linh Thông như ngày nay là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài khởi nguồn từ khi con người đến địa bàn xã khai phá và định canh định cư. Từ vài chục năm trước, nhưng cư dân người tày đầu tiên thuộc các dòng họ Ma, Hoàng, Lưu.... đến địa bàn sinh cơ lập nghiệp, buổi đầu khai phá, Linh Thông vẫn còn là vùng đất hoang sơ, những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp nối tiếp nhau, phần đất đai có thể canh tác được không nhiều lại phân bố rải rác.

          Với mục đích sinh tồn, các cư dân đã đoàn kết chung lưng đấu cật để xua đuổi thú dữ, vỡ hoang đất đai ở các vùng thung lũng, ven khe suối, sườn núi... dựng nhà cửa đân dần hình thành nên những điểm quần cư nhỏ khoảng 3 đến 5 hộ cùng sinh sống theo thiết chế tự quản và có quy định riêng. Khi số hộ dân tăng lên kéo theo nhu cầu về đất ở và đất sản xuất, địa bàn cư chú và canh tác của cư dân Linh Thông cũng dẫn mở rông hơn trước.

Vào thế kỷ thứ XIX, khu vực địa bàn xã Linh Thông hiện nay có tên là xã Linh Đàm thuộc tổng phượng vĩ hạ, Châu định châu, phủ tòng hóa. Tên gọi “Linh Đàm” vừa có yếu tố gấn với ngôn ngữ người tày, vừa gắn với yếu tố tự nhiên của xã: “ Linh” có nghĩa là “Linh Thiêng”, “Đàm” có nghĩa là “đầm” (xã có đầm Vằng áng là một đầm nhỏ thuộc khu vực xóm Tân Trào, sau sát nhập xóm nay gọi là xóm Linh Sơn, diện tích khoảng 360m2, được coi là đầm thiêng). Trước cách mạng tháng tám xã có 04 thôn: Màn, Ô - ong, Lịn, Vèn.

Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, đơn vị hành chính tổng phượng vĩ hạ bị xóa bỏ, Linh Đàm đổi tên thành Linh Thông và trở thành một đơn vị hành chính thuộc châu Định Hóa. Năm 1946, thực hiện chủ chương của cấp trên, Linh Thông thuốc đại xã An Lạc ( cùng với xã khánh thiện và Phượng Vĩ Hạ). Sau khi hoàn thành công tác giảm tô đầu năm 1954 Linh Thông tách ra trở thành xã riêng vào khoảng 700 nhân khẩu.

          Do địa giới rộng, địa hình lại chia cắt nên để dễ ràng hơn quản lí, theo sự chỉ đạo của cấp trên, các thôn dưới đây chia thành các xóm nhỏ. Theo 04 thôn Màn, Ô - ong, Lịn, Vèn của xã Linh Thông được tách ra như sau: Thôn Màn được tách thành 02 xóm Là xóm Bản Lại, Nà Chát; Thông Ô-ong tách thành 02 xóm Nà Chú, Nà Lá;

Thôn Lịn tách thành 03 xóm Nà Mỵ, Bản Chang, Nà Ngòa; Thôn Vèn tách thành 03 xóm: Bản Khán, Bản Lưu, Bản Vèn.

          Năm 1963 Linh Thông tiếp nhận 65 hộ dân người kinh ( chủ yếu đến từ 02 xã Quang Minh và xã Minh Hưng thuộc huyện kiến xương, tỉnh Thái Bình) lên xây dựng kinh tế mới, bộ phận khác khai hoang, cải tạo đất đai lập nên xóm mới đặt tên là Tân trào. Chữ “Tân” có ý nghĩa là quê hương mới, cuốc sống mới. Cũng trong năm 1963, xóm Nà Ngòa đổi tên thành xóm Tân Thái.

          Năm 1965, 17 hộ người kinh từ 02 xã Minh Hưng và Quang Minh tiếp tục đến địa phương an cư, cùng nhau sản xuất, dựng nhà cửa rồi lập nên xóm Làng Mới. Sau một thời gian khai khẩn, với phẩm chất cần cù, chịu khó và được sự giúp đỡ của đồng bào dân tộc trong xã, nhân dân đã ổn định cuộc sống. Đến năm 1979, xóm Bản nóong được tách ra trên cơ sở xóm Nà Mỵ. Năm 1996, xóm Bản Khán được đổi tên thành xóm Cốc Móc, xóm Bản Lừu được đổi tên thành xóm Tân Vàng.

          Trải qua quá trình định cư lâu dài bắt đầu từ khi có đồng bào Tày tới khai khẩn đất đai, đến nay Linh Thông là mái nhà chung của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc tày bản địa chiếm 90% dân số, người kinh từ miền xuôi lên khai hoang phát triển kinh tế, còn lại số ít các dân tộc khác đến sinh sống hoạch lập gia đình ở Linh Thông. Các dân tộc vùa sống xen kẽ nhau, vừa tụ cư thành các xóm. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông dân nhất ở xóm Bản Lại ( có hơn 40 hộ với gần 200 nhân khẩu), thưa nhất là xóm Tân Thái có 18 hộ với 90 nhân khẩu. Từ 80 hộ với 400 nhân khẩu trong thời gian trước cách mạng tháng tám năm 1945, tăng lên 14o hộ với 700 nhân khẩu trong năm 1954, đến năm 2020 sau sát nhập các xóm toàn xã có 737 hộ, 3.020 nhận khẩu, có 09 xóm, Bản. Trên địa bàn toàn xã, các dòng họ lớn của người tày là họ Lưu tập trung ở các xóm Bản Lại sau sát nhập xóm nay gọi là Bản Mới, Nà Chát, Bản Vèn, Tân Vàng, họ Ma chủ yếu tập trung ở xóm Bản Chang, họ Hoàng chủ yếu ở xóm Bản Nóong, sau sát nhập gọi là xóm Linh Sơn, và xóm Nà Mỵ, họ Trịnh chủ yếu tập trung ở xóm Nà Chú, Người kinh có các dòng họ Đặng, Nguyễn chủ yếu ở xóm Tân Trào, Làng Mới sau sát nhập xóm nay gọi là Linh Sơn và Bản Mới.,,,

          Là xã vùng sâu vùng xa, địa bàn xã Linh Thông bao gồm vùng “ lòng chảo” và một phần các dãy núi đá xung quanh, trong đó dãy núi cao nhất là dãy núi đá ở phía nam “ độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển” xếp tầng dựng đứng tựa như những bức tường thiện tạo đồ sộ, hùng vĩ, sâu trong dãy núi đá có nhiều hang rộng lớn nhỏ như hang Bó Làng, Nà Chầng, Mỏ Vịt, Vàng Pất. xen kẽ các dãy núi đá là các ngọn núi đất, đỉnh tròn, sườn thoải, đồi thấp và những cánh đồng hay thung lũng nhỏ.

          Địa hình hiểm trở nên việc đi lại từ xưa gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, những con đường mòn được hình thành do con người đi lại nhiều, thường hẹp, gồ ghề. Khi đi đường đồng bào mang theo dao, liềm để phát cây cỏ, bụi rậm lấy lối đi, đường đi về các xóm phải men theo sườn rừng, vén suối, cánh đồng.... người dân đi chợ chu phải đi từ 1,2 giờ sáng đến tối mới về tới nhà. Trong kháng chiến chống pháp, những con đường mòn chính là sợi dây liên kết hoạt động cách mạng giữa Bắc Kạn với Thái Nguyên và là một phần rất quan trọng trong mạng lưới giao thông liên hoàn ở An toàn khu (ATK) Định Hóa. Từ sau kháng chiến chống pháp, nhân dân Linh Thông đã làm nhiều con đường mới. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn nên chỉ là đường đất nhỏ, thường bị lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa. Tình trạng trên kéo dài làm cản trở lớn đến việt phát triển kinh tế -  xã hội của địa phương. Đến năm 2000, được sự hỗ trợ của nhà nước và nguồn đống góp của nhân dân, tuyến đường từ thị trấn Chợ Chu tới cụm xã Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh được nâng cấp, mở rộng. Xã có đường từ thị trấn đến huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn qua địa phận 05 xóm của xã ( Làng Mới, Bản Lại, Bản Chang, Bản Nóong, Tân Trào). Tính đến năm 2003, tuyến đường liên xã ( Quy Kỳ - Linh Thông - Lam Vỹ) dài 4,9km đã được cứng hóa.

          Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, những cánh rừng ở Linh Thông chủ yếu là rừng già nguyên sinh tạo nên quần xã tự nhiên phong phú, đa dạng. trong rừng có nhiều loại thực vật quý hieemsgoomf cây lấy gỗ (Như trò chỉ, lim, sến, nghiến, vàng tâm..,) cây chứa bệnh như tràm trắng, cốt toái bổ, ngũ gia bì gai, lá khôi, sa nhân...) và nhiều loại động vật ( Hổ, báo, hươu, nai...) ngoài khai thác gỗ tre, nứa để làm nhà, đán lát vật dụng phục vụ sinh hoạt, hàng ngày nhân dân còn lên rừng săn bắn chim, thú, hái măng, nấm, đào củ mài... để bổ sung nguồn thực phẩm.

Trong kháng chiến chống thực dân pháp, những cánh rừng đại ngàn nối tiếp nhau từ Chợ Mới, Linh Thông đến Chợ Đồn trở thành điểm ẩn náu quy lại thường xuyên của cán bộ và lực lượng cách mạng. Khi có cơ quan đơn vị về địa phương sơ tán, nhân dân trong xã vào rừng khai thác gỗ, tre, nứa, cọ... giúp xây dựng lán trại. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, do công tác quản lý và bảo vệ rừng còn hạn chế khiến tình trạng khai thác củi, gỗ, đốt phá rừng làm nương rẫy diễn ra bừa bãi, kéo dài trong nhiều năm nên diện tích rừng ở Linh Thông bị thu hẹp dần. Những năm gần đây, thực hiện chủ chương của Đảng và nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ rừng, nhất là sau khi giao khoán cho các hộ chăm sóc, màu xanh đã phủ kín các ngọn núi, đồi trên địa bàn xã.

 Về khí hậu theo sách “ Đồng khánh địa dư chí” trong vùng có mây mù bao phủ, chướng khí khá nặng, rét nhiều nắng ít, người địa phương hay mắc bệnh sốt rét. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với rừng sâu, núi cao bao móc nên vào những ngày lạnh giá, nhiệt độ ở xã xuống thấp, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23Oc ; lượng mưa trung bình 1.700mm/năm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 9; độ ẩm trung bình 83% cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7, thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 12.

Về thổ nhưỡng, xã có 04 loại đất, đất thung lũng dốc tụ hình thành do sự tích tụ các sản phẩm từ trên địa hình cao rửa trôi xuống, phân bố chủ yếu ở các thung lũng, đất fe - ra - lit nâu đỏ hình thành trên đá mắcca - ba zơ và trung tính, có tầng đất giày giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua, đất fe - ra - lit vàng đỏ hình thành trên đá phiến sét, tập trung ở vùng núi thấp, tầng đất tương đối dày có khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt; đất fe ra lít vàng đỏ trên đá mắcca  - axít thường bị sói mòn mạnh , tầng đất mỏng thường dưới 1,2m, nghèo mùn thoát nước tốt và có thành phần cơ giới nhẹ. Đất đai ở Linh Thông tương đối phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và sản xuất theo hướng nông nghiệp kết hợp.

Với địa thế hiểm trở “ tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, Linh Thông hội tụ đầy đủ các yếu tố địa lợi, nhân hòa để trở thành địa bàn an toàn cho các cơ quan đơn về sơ tán hoạt động cách mạng. Những cánh rừng đại ngàn um tùm rập rạp, cây cối chằng chịt đan xen tạo thành bức màn che phủ đường đi lối lại mà nếu không phải người địa phương thì khó xác định phương hướng. Địa hình của xã còn trở ngại, thách thức lớn đối với quân địch khi tấn công bằng phương tiện cơ giới hiện đại song lại thuận lợi cho chiến thuật đánh du kích nhờ đảm bảo 2 yếu tố bí mật và bất ngờ. Các cơ quan, đơn vị về địa phương sơ tán có thể tự túc lương thực, thực phẩm bằng việc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trong rừng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc ở Linh Thông đã đoàn kết, cưu mang, bảo vệ các cơ quan, đơn vị, góp phần làm nên thắng lợi chung của cả dân tộc./.

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1959778